Titanium Dioxide là gì?
Titan là nguyên tố phong phú thứ 9 trên trái đất và TiO2 là oxit của kim loại, xuất hiện tự nhiên trong một số loại đá và cát khoáng. TiO2 tinh khiết là một loại bột mịn, màu trắng và là chất màu trắng sáng nhất hiện có. Khả năng khúc xạ cao, hấp thụ tia cực tím, không độc và rất trơ, TiO2 đã được sử dụng nhiều năm nay trong một loạt các ứng dụng công nghiệp, hàng tiêu dùng để tạo độ trắng và độ phủ cho sơn, mực in, nhựa, dệt, gốm sứ, vật liệu xây dựng, mỹ phẩm, thực phẩm, dược phẩm, v.v.
Có nhiều loại TiO2 khác nhau?
TiO2 được sản xuất chủ yếu ở dạng bột màu trắng (hơn 98% tổng sản lượng) với các đặc tính tán xạ ánh sáng tuyệt vời của nó trong nhiều ứng dụng đòi hỏi độ phủ và độ trắng sáng. TiO2 cũng được tạo ra như một dạng kích thước siêu nhỏ (vật liệu nano) khi cần ứng dụng các đặc tính độc đáo như độ trong suốt và khả năng hấp thụ tia UV tối đa, chẳng hạn như trong kem chống nắng mỹ phẩm. Ngoài ra TiO2 siêu nhỏ (nano) cũng đã được nghiên cứu và dùng trong một loạt các ứng dụng cao cấp như hỗ trợ xúc tác trong ngành công nghiệp ô tô để loại bỏ khí thải độc hại và trong các nhà máy điện để loại bỏ nitơ oxit (NOx) gây ô nhiễm môi trường. Khoảng 1-2% tổng sản lượng TiO2 ở dạng siêu mịn này.
Tại sao TiO2 được sử dụng trong các sản phẩm?
Là một chất màu, TiO2 với đặc tính tán xạ ánh sáng tuyệt vời và được sử dụng trong nhiều ứng dụng đòi hỏi độ phủ và độ sáng trội của màu trắng. Ở dạng siêu mịn nano, TiO2 hấp thụ tia UV, và được sử dụng ví dụ như trong kem chống nắng để bảo vệ làn da của bạn khỏi ánh nắng mặt trời. Trong các ứng dụng ngoại thất, bề mặt phủ màu TiO2 mang lại sự dịu mát giúp tiết kiệm năng lượng đáng kể ở khu vực nhiệt đới và ấm áp nhờ phản xạ ánh sáng, do đó giảm nhu cầu sử dụng điều hòa không khí. TiO2 như một vật liệu nano (siêu mịn) khi ở trạng thái trong suốt vẫn phát huy khả năng hấp thụ tia UV rất tốt.
TiO2 có an toàn không?
Titanium dioxide an toàn trong tất cả các ứng dụng mà nó được sử dụng. Kể từ khi giới thiệu TiO2 như một sản phẩm thương mại vào năm 1923, không có mối lo ngại nào về sức khỏe được xác định liên quan đến việc tiếp xúc với nó ở người lao động, người tiêu dùng hoặc người dân nói chung.
TiO2 có gây ung thư không?
Titanium dioxide đã được bán trên thị trường trong gần 100 năm, và trong khoảng thời gian này, không có bằng chứng nào về việc nó gây ung thư ở người. Các nghiên cứu sâu rộng về công nhân trong ngành sản xuất TiO2, và do đó những người có nhiều khả năng tiếp xúc với chất này nhất, không tìm thấy bằng chứng về việc tăng nguy cơ mắc các vấn đề về phổi. Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) năm 2006 cho rằng titanium dioxide “có thể gây ung thư cho người” (Nhóm 2B) trên cơ sở một số lượng nhỏ nghiên cứu trên chuột. Tuy nhiên, người ta thường thừa nhận rằng điều này là do chuột bị mắc chứng “quá tải phổi” mà không thấy ở các loài khác như chuột đồng, chuột nhắt hay thực sự là người.
Người lao động có nên lo lắng về việc tiếp xúc với TiO2 không?
Các bằng chứng hiện tại cho thấy người lao động không nên lo lắng. Bốn nghiên cứu dịch tễ học lớn ở Bắc Mỹ và Châu Âu, với sự tham gia của hơn 20.000 công nhân trong ngành sản xuất titanium dioxide, đã chỉ ra rằng không có mối liên hệ nào với việc tăng nguy cơ ung thư hoặc với bất kỳ tác dụng phụ nào khác khi tiếp xúc với TiO2.
Tại sao TiO2 được sử dụng trong thực phẩm?
Titanium dioxide đã được sử dụng an toàn trong thực phẩm trong nhiều thập kỷ để làm sáng màu và tăng cường kết cấu và độ bóng. TiO2 được sử dụng như một chất tạo màu cho thực phẩm để làm cho nó trông hấp dẫn hơn, ví dụ như bánh kẹo, bánh mì hoặc nước sốt cũng như các sản phẩm phi thực phẩm như kem đánh răng và dược phẩm.
Có lựa chọn thay thế cho TiO2 không?
Titanium dioxide tương tác với ánh sáng theo cách khá độc đáo mà không có chất nào khác có được. Trong khi một số hạt có thể có các đặc tính giống như sắc tố trắng, không có chất nào trên thị trường có thể hấp thụ tia UV và tán xạ ánh sáng trực quan làm tăng độ phủ như titanium dioxide. Vì thế, để thay thế cho TiO2 hiện nay vẫn là một thách thức cho khoa học nghiên cứu và tìm tòi khai thác, trong khi các mỏ khoáng titan đang ngay càng trở lên khan hiếm, cạn kiệt.
Nguồn tài nguyên này ở Việt Nam thì sao?
Theo thông tin từ Hội thảo quốc tế về khoáng sản titan ASEAN tháng 5/2013, Tổng cục Khoáng sản – Địa chất (Bộ Tài nguyên – Môi trường) cho biết, tổng trữ lượng dự báo quặng titan – zircon ở Việt Nam là 664 triệu tấn quặng tinh, gần bằng nửa trữ lượng toàn thế giới (1.400 triệu tấn).
Bản quyền thuộc về Pg nổ hũ đổi thưởng - Tổng giải thưởng lên tới 860 triệu là nhà cung cấp và phân phối hóa chất ngành nhựa, hóa chất ngành sơn, hóa chất mực in và nhiều các sản phẩm khác, đặc biệt là các sản phẩm Titanium Dioxit.
Tham khảo thêm các sản phẩm của Chúng tôi: Click here