Ở những bài viết trướctại đây, pg nổ hũ đổi thưởng Chemicals chúng tôi đã chia sẻ các kiến thức cơ bản về keo/nhựa Epoxy Resin, các đặc tính của Epoxy Resin và những ứng dụng trong thực tiễn.
Trong bài này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm để biết rõ hơn các phân loại của Epoxy Resin trên thị trường hiện nay và mức độ phổ biến của từng loại để các bạn dễ dàng phân biệt và sử dụng đúng mục đích của từng loại.
Trên thị trường hiện nay có 4 loại Epoxy Resin chính với những ứng dụng khác nhau. Đó chính là Epoxy resin, Polyester resin, Polyurethane resin và Acrylic resin. Cụ thể về từng loại như sau:
- Epoxy resin
Epoxy Resin là một loại hóa chất công nghiệp ở dạng lỏng, có màu vàng nhạt hoặc vàng nâu, không mùi và thường không chứa chất pha loãng. Epoxy Resin còn có tên gọi khác là keo AB, keo Epoxy hay nhựa Epoxy.
Keo Epoxy có thành phần chính là Epoxy Resin (phần A) và Epoxy curing agents – đóng rắn (phần B). Hai thành phần A và B của keo Epoxy có thể được pha theo tỉ lệ 3:1, 2:1 hoặc 1:1.
Vì tính chịu lực tốt và đặc tính không bị co do thay đổi thời tiết, Epoxy Resin thường được sử dụng để đúc mẫu hoặc tạo lớp phủ bề mặt bảo vệ, chống mài mòn hoặc sử dụng để pha chế tạo ra các sản phẩm như sơn chống thấm, sơn phủ vỏ tàu và keo dán.
Epoxy Resin còn thường được sử dụng trong các sản phẩm thủ công hay handmade để làm nguyên liệu đổ khuôn đúc sản phẩm, làm mặt bàn hoặc đồ trang sức…
Epoxy Resin chia làm 2 loại chính:
– Epoxy Resin Clear Type – Epoxy Resin trong suốt. Nhựa Resin nguyên bản có màu vàng nhẹ, này có độ trong suốt cao, tương tự như pha lê và kính nhưng dùng lâu thường sẽ bị ngả màu. Trên thị trường hiện nay các loại Epoxy Resin trong suốt giá thành cao thường rất trong suốt, ít bọt, ít tạp chất và kháng được UV.
– Epoxy Resin Hard Type – Epoxy Resin cứng. Thực chất Epoxy Resin thường ở dạng mềm, khi khô lại dễ bị trầy hoặc in vết. Epoxy Resin cứng khắc phục được nhược điểm mềm, trầy và dễ in vết của Epoxy Resin.
- Polyester resin
Polyester Resin là loại nhựa tổng hợp không bão hòa được hình thành bởi các phản ứng bazo của acid hữu cơ và rượu poluhydric. Polyester Resin thường ở dạng lỏng, có màu vàng nhạt, có tính nhớt, có khả năng chịu môi trường ngoài trời và có mùi đặc trưng.
Polyester Resin thường có màu hồng đục hoặc trong ngả tím, giá thành tương đối rẻ nên được sử dụng nhiều trong sản xuất các loại nhựa thường, đúc các sản phẩm cần độ dày cao, làm nhựa đường… Theo thời gian, polyester resin hấp thụ tia UV nên bị ngả màu nhanh chóng.
- Polyurethane resin
Polyurethane Resin hay còn có tên gọi khác là nhựa PU hay PU Resin. Nhựa polyurethane được sản xuất từ nhiều loại nguyên liệu ban đầu (monome) và là một loại polyme chứ không phải là một hợp chất riêng biệt.
Sự đa dạng hóa học này dẫn đến nhựa polyurethane có các tính chất vật lý rất khác nhau, có tính kháng nước, độ kết dính cao, chịu nhiệt tốt, chống mài mòn cao, bền dẻo và kết dính tốt, tuy nhiên giá thành lại khá cao
Nhựa polyurethane resin thường được ứng dụng trong lĩnh vực chế tạo cao su, làm nệm, chế tạo tàu biển, lớp sơn phủ chống dính, chất kết dính. Tuy nhiên polyurethane resin có nhược điểm là háo nước, POT ngắn và nhiều bọt nên loại này không được sử dụng trong lĩnh vực mỹ thuật, handmade.
- Acrylic resin
Nhựa Acrylic Resin có tên khoa học là poly (methyl)-methacrylate hay PMMA.
Nhựa Acrylic tồn tại ở dạng trong suốt hoặc pha thêm nhiều màu sắc khác nhau, có thể hòa tan trong nước. Tùy thuộc vào nguyên liệu, phương pháp sản xuất và công nghê mà nhựa acrylic có thể phân làm 3 loại là nhựa carylic nhiệt dẻo, nhựa acrylic nhiệt rắn và nhựa acrylic dẻo.
– Nhựa Acrylic nhiệt dẻo: có màng nhựa trong suốt, không màu, không có phản ứng với bột màu. Với đặc tính trong suốt, nhựa acrylic nhiệt dẻo được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực sơn như làm sơn PU cho kim loại, sơn xe máy, xe hơi và có khả năng thay thế sơn NC lacquer.
– Nhựa Acrylic dẻo: trái ngược với loại trên, acrylic dẻo có nhiều màu sắc phong phú đẹp mắt, độ bền cao và dễ gia công nên được sử dụng trong thiết kế nội thất, tạo keo màu nước.
– Nhựa Acrylic nhiệt rắn: Có khối lượng phân tử thấp, có độ rắn và độ bền cao. Bề mặt nhựa acrylic nhiệt rắn thường bóng, đẹp, có độ bền cao, chi phí rẻ nên thường được sử dụng trong các loại sơn công nghiệp.
Hi vọng với những chia sẻ về cách phân loại Epoxy Resin ở trên các bạn đã nắm vững được thông tin về đặc điểm và ứng dụng để có thể ứng dụng phù hợp với từng loại.
pg nổ hũ đổi thưởng Chemicals chúng tôi luôn sẵn sàng cung cấp các loại hóa chất công nghiệp, trong đó bao gồm các loại Nhựa/keo Epoxy chất lượng cao, được nhập khẩu với đầy đủ chứng nhận chất lượng sản phẩm.
Chúng tôi sẵn sàng cung cấp các mã sản phẩm Nhựa/keo Epoxy sau:
NHỰA EPOXY YD 903: Nhựa epoxy là loại hóa chất chứa ít nhất 3 vòng epoxy trong công thức cấu tạo. Khi nó phản ứng với đóng rắn sẽ hình thành 1 loại nhựa nhiệt rắn với các đặc tính hóa học vượt trội như tính cơ lý, kháng hóa chất, cách điện và độ bám dính hoàn hảo.
Đặc tính: Dạng vảy trong, EPW 800.
Ứng dụng: Ứng dụng đa dạng cho các loại sơn trang trí, sơn công nghiệp, sơn gỗ, sơn coil, sơn bột tĩnh điện…
NHỰA EPOXY YD 011 x 75: Nhựa epoxy là loại hóa chất chứa ít nhất 3 vòng epoxy trong công thức cấu tạo. Khi nó phản ứng với đóng rắn sẽ hình thành 1 loại nhựa nhiệt rắn với các đặc tính hóa học vượt trội như tính cơ lý, kháng hóa chất, cách điện và độ bám dính hoàn hảo.
Đặc tính: Dạng lỏng, màu vàng nhạt. Ở dạng 75% hoạt chất hòa tan trong dung môi xylen. EPW 450.
Ứng dụng: Là dạng nhựa epoxy đi từ Bisphenol A có trọng lượng phân tử thấp. Dùng cho sơn trên kim loại, sơn trên bê tông.
NHỰA EPOXY YD128: Nhựa epoxy là loại hóa chất chứa ít nhất 3 vòng epoxy trong công thức cấu tạo. Khi nó phản ứng với đóng rắn sẽ hình thành 1 loại nhựa nhiệt rắn với các đặc tính hóa học vượt trội như tính cơ lý, kháng hóa chất, cách điện và độ bám dính hoàn hảo.
Đặc tính: Dạng lỏng trong suốt, 100% hoạt chất, EPW 190.
Ứng dụng: Là dạng nhựa epoxy từ Bisphenol A có độ nhớt trung bình. Khi kết hợp với đóng rắn cho hệ có độ bám dính cao, tính cơ lý, kháng hóa chất, cách điện hoàn hảo.