Trong cuộc sống hiện đại, xung quanh chúng ta là vô vàn những sản phẩm, thiết bị bằng chất liệu nhựa, nhựa xuất hiện gần như trong mọi hoạt động, sinh hoạt hàng ngày. Nhưng bạn có biết nhựa là gì? Tại sao lại có nhiều loại nhựa khác nhau đến như vậy? Công dụng và cách phân biệt chúng như thế nào?
Hãy cùng tìm hiểu về vật liệu phổ biến này cùng pg nổ hũ đổi thưởng
Chemicals nhé.
Nhựa là gì?
Nhựa (chất dẻo) là các hợp chất cao phân tử, được dùng làm nguyên liệu để sản xuất ra nhiều loại vật dụng khác nhau để phục vụ đời sống sinh hoạt hàng ngày như: ống nước, ống dẫn điện, bàn, ghế, chai lọ, áo mưa, túi nilon, cốc, đĩa, bát… cho tới những sản phẩm công nghiệp hiện đại ứng dụng trong sản xuất, xuất nhập khẩu.
Trong Tiếng Anh, nhựa là plastic, lấy nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp ”plastikos”, có nghĩa là phù hợp để đúc. Nhựa là loại vật liệu dẻo, có tính linh hoạt cao, có thể đúc, ép hoặc nén, tạo hình thành nhiều hình dạng khác nhau. Từ dạng màng mỏng cho đến dạng cuộn, tấm, sợi, ống, chai, hộp… vô cùng đa dạng.
Cấu tạo của nhựa
Hầu hết nhựa đều chứa các polymer hữu cơ. Để sản xuất nhựa người ta sử dụng các vật liệu từ tự nhiên như: cellulose, than đá, khí tự nhiên, muối và dầu thô.
Nhựa là loại nguyên vật liệu hiện đại, được sử dụng rộng rãi để thay thế các nguồn nguyên vật liệu từ vải, gỗ, da, kim loại, thủy tinh… do đặc tính có độ bền cao, khó ăn mòn và nhiều màu sắc đẹp.
Phân loại nhựa
Do có nhiều chủng loại nhựa khác nhau nên cũng có nhiều cách để phân loại nhựa.
3.1. Phân loại nhựa dựa trên phản ứng của polyme với nhiệt độ
Nhựa nhiệt dẻo: Là loại nhựa khi nung nóng đến nhiệt độ chảy mềm thì nó chảy mềm ra và khi hạ nhiệt độ thì nó đóng rắn lại. Thường tổng hợp bằng phương pháp trùng hợp. Các mạch đại phân tử của nhựa nhiệt dẻo liên kết bằng các liên kết yếu (liên kết hydro, vanderwall). Tính chất cơ học không cao khi so sánh với nhựa nhiệt rắn. Nhựa nhiệt dẻo có khả năng tái sinh được nhiều lần, ví dụ như: Poly Etylen (PE), Poly Propylen (PP), Poly Styren (PS), Poly Metyl Metacrylat (PMMA), Poly Etylen Terephtalat (PET)…
Nhựa nhiệt rắn: Là hợp chất cao phân tử có khả năng chuyển sang trạng thái không gian 3 chiều dưới tác dụng của nhiệt độ hoặc phản ứng hóa học và sau đó không nóng chảy hay hòa tan trở lại được nữa, không có khả năng tái sinh. Một số loại nhựa nhiệt rắn: Ure Focmadehyt [UF], Epoxy, Phenol Formaldehyde (PF), Melamin…
Vật liệu đàn hồi: Là loại nhựa có tính đàn hồi như cao su.
3.2. Phân loại nhựa dựa trên công dụng:
Nhựa thông dụng: Là loại nhựa được sử dụng số lượng lớn, giá rẻ. Được dùng nhiều trong những vật dụng thường ngày như: PP, PE(HDPE), PS, PVC, PET, ABS…
Nhựa kỹ thuật: Là loại nhựa có tính chất cơ lý trội hơn so với các loại nhựa thông dụng như độ bền cao, độ kháng nhiệt, kháng hóa chất… Được sử dụng sản xuất cho các chi tiết máy và chi tiết yêu cầu tính năng cao. Loại nhựa kỹ thuật tiêu biểu là PA, PC, PPO biến tính, POLYESTER bão hòa, nhựa FLUORIDE, PI, nhựa SULFONAMID, PPS…
Nhựa chuyên dụng: Là các loại nhựa chỉ được sử dụng riêng biệt cho từng trường hợp đặc thù như FLOURINGTED ETHYLEN PROPYLENE (FEP), SILICONE (SI), PE
Phân biệt các loại nhựa thông dụng trong cuộc sống
Trong cuộc sống hàng ngày, có 7 loại nhựa phổ thông mà chúng ta thường hay sử dụng. Bao gồm:
4.1. Nhựa số 1 – Nhựa PET (PETE)
Nhựa PET (Polyethylene terephthalate)thường được dùng để đựng thực phẩm dạng lỏng như nước trái cây, nước ngọt, nước khoáng, các loại nước chấm… Loại nhựa này chỉ nên sử dụng một lần duy nhất, không nên tái chế sử dụng nhiều lần, cũng như không được dùng đựng thực phẩm nóng hoặc ở nhiệt độ cao… gây nguy hại cho sức khỏe người dùng.
4.2. Nhựa số 2 – Nhựa HDP hay HDPE
Nhựa HDPE thường được sản xuất các loại chai nhựa đựng sữa, nước suối, nước trái cây, thuốc tẩy hay dầu gội đầu, túi nhựa, vật liệu cách nhiệt hay ống nhựa… Trên thế giới, nhựa HDP rất phổ biến, sử dụng rộng rãi là nhờ vào đặc tính độ dẻo, bền chắc và khả năng chống ẩm rất tốt. Đồng thời nhựa HDPE còn nằm trong danh sách nhựa tốt và an toàn nhất.
4.3. Nhựa số 3 – Nhựa PVC
Mặc dù được sử dụng rộng rãi nhờ tính chất dẻo dai, bền và chi phí rẻ nhưng nhựa PVC (nhựa polyvinyl chloride) nằm trong danh sách nhựa độc hại. Trong sản xuất nhựa PVC có các chất phụ gia độc hại như BPA, phthalates, chì, dioxins, thuỷ ngân và cadmium có thể gây ra ung thư hoặc thay đổi hormone giới tính ở người, đặc biệt khi tiếp xúc nhiệt độ cao.
4.4. Nhựa số 4 – Nhựa LDPE
LDPE có đặc tính cơ bản như dẻo, dai và chống ẩm tốt. So với nhựa số 2 thì nhựa LDPE dễ gãy, vỡ, trầy xước và có khả năng chịu được va đập vật lý kém hơn. Bản chất có tính trơ hóa học nên nhựa LDPE thường được chế tạo và sản xuất các loại chai lọ mỹ phẩm, dầu gội, hóa chất, chuyên đựng hóa chất, túi nilon, túi đựng hàng và vỏ bánh… Nhựa LDPE cần tránh nhiệt độ cao vì gây nguy hại cho sức khỏe con người.
4.5. Nhựa số 5 – Nhựa PP
nằm trong danh sách loại nhựa an toàn, chịu được nhiệt độ cao, có độ bền cơ học và độ bền nhiệt độ cao, được đánh giá an toàn cho sức khỏe. PP được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất hộp đựng thực phẩm, nhất là loại có khả năng dùng trong lò vi sóng.
4.6. Nhựa số 6 – Nhựa PS
Nhựa PS là loại nhựa thường được sử dụng làm hộp đựng thức ăn nhanh, hộp đựng thực phẩm để đi dã ngoại. Mặc dù có khả năng chịu được nhiệt và lạnh đáng kể nhưng ở nhiệt độ cao như đặt trong lò vi sóng thì khả năng phóng ra chất độc hại.
4.7. Nhựa số 7 – Nhựa PC hoặc không có ký hiệu
Đây là loại nhựa hoặc hỗn hợp nhựa không thuộc các dạng trên tuy nhiên nhựa PC có chứa BPA, một hợp chất hóa học gây nguy hại, có thể dẫn tới vô sinh, ung thư hay tiểu đường.
Thường được sử dụng để sản xuất bình đựng nước, các thùng chuyên đựng hóa chất vì giá thành rẻ. Đây là loại nhựa không an toàn cho sức khỏe, độc hại nhất là khi đựng thực phẩm nóng.
Qua bài chia sẻ trên đây của pg nổ hũ đổi thưởng
Chemicals các bạn đã nắm được kiến thức tổng quan về vật liệu nhựa. Hi vọng bài viết này sẽ giúp ích được các bạn trong việc phân loại các loại nhựa thông dụng.
Đừng quên pg nổ hũ đổi thưởng
Chemicals chúng tôi luôn sẵn sàng cung cấp các loại hóa chất công nghiệp chất lượng cao, được nhập khẩu với đầy đủ chứng nhận chất lượng sản phẩm.